Trong tiếng Nhật, từ bất tử được đọc là “fushi”, thể hiện tình yêu sâu đậm của nhà vua dành cho công chúa trong ống tre khi nàng bay về trời, đồng thời trở thành tên gọi cho ngọn núi Phú Sĩ huyền thoại ngày nay.
Đối với người Nhật, núi Phú Sĩ là một niềm tự hào và có nhiều truyền thuyết xoay quanh nó. Một trong những câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất là về nàng công chúa mặt trăng Kaguya Hime.
Núi Phú Sĩ là một trong những biểu tượng lớn của Nhật Bản. Núi Egmont ở New Zealand tương đối giống núi Phú Sĩ ở một số góc nhìn, do đó nó đã được dùng để thay thế cho Phú Sĩ trong phim The Last Samurai. Ảnh: Wiki. |
Chuyện kể rằng trước đây có một ông lão sống cùng vợ trong rừng. Ngày nọ, ông đi vào rừng lấy măng thấy một thân tre phát sáng. Tò mò, ông lão đã chặt thân tre đặc biệt ấy và phát hiện bên trong đốt là một cô gái nhỏ xíu, đáng yêu. Hai vợ chồng ông lão nhận nuôi cô bé. Kể từ đó, mỗi khi vào rừng chặt tre ông lão lại nhặt được rất nhiều vàng từ thân cây. Nhờ vậy, cả gia đình có một cuộc sống sung túc, an nhàn.
Năm tháng qua đi, cô bé lớn khôn và xinh đẹp nhất vùng. Mọi người bắt đầu gọi cô là Kaguya Hime – nàng công chúa tỏa sáng hay công chúa ống tre. Nhờ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cô được nhiều người đến cầu hôn, trong đó có cả hoàng tử của các vùng đất xa xôi. Tuy nhiên để từ chối họ, cô gái thường đưa ra những thử thách mà không ai có thể vượt qua. Thậm chí, ngay cả đức vua tới xin kết thân, nàng cũng từ chối. Dù vậy, đây là người duy nhất Kaguya Hime vẫn giữ liên lạc qua thư.
Công chúa mặt trăng Kaguya Hime trong hội họa Nhật. Ảnh: E-hon. |
Vài năm sau đó, Kaguya thường buồn bã mỗi khi đến độ trăng tròn. Khi người cha lo lắng hỏi, con gái thổn thức cho biết sắp tới hạn cô phải trở về mặt trăng. Dù cô muốn ở lại nhiều thế nào đi chăng nữa, cha nàng, đức vua Mặt trăng cũng sẽ đón con gái về.
Cha nuôi và đức vua tìm cách giấu cô đi nhưng vào một đêm trăng tròn, Kaguya Hime vẫn bị bắt đi. Trước khi đi, cô gái trao cho cha mẹ nuôi tấm áo choàng của mình và một viên thuốc trường sinh gửi nhà vua kèm một bức thư. Khi nàng vừa trao viên thuốc trường sinh, tấm áo tự động bay lại với Kaguya Hime và mọi ký ức của cô ở mặt đất bị xóa sạch.
Nhà vua rất đau lòng và tiếc nhớ khôn nguôi nàng công chúa kỳ lạ nên đã không uống viên thuốc mà ra lệnh cho binh sĩ mang tới đỉnh núi cao nhất Nhật Bản – nơi tiếp giáp gần nhất giữa trái đất và mặt trăng để đốt cùng bức thư ông viết gửi công chúa Mặt trăng, với hy vọng có thể tới được tay nàng. Từ chỉ sự bất tử trong tiếng Nhật, được phiên âm là “fushi”, gần với Fuji (Phú Sĩ) đã trở thành tên gọi của ngọn núi ngày nay. Do đốt lửa trên đỉnh núi, nên điều này cũng được dân gian lý giải cho việc Phú Sĩ là ngọn núi lửa khổng lồ.
Đây chỉ là một truyền thuyết về tên núi Phú Sĩ, bên cạnh đó người Nhật cũng có nhiều cách khác để giải thích về nguồn gốc của nơi này.
Câu chuyện về nàng công chúa ánh trăng vẫn thường xuyên xuất hiện trên các gói quà, đồ lưu niệm khi du khách tới thăm nước Nhật. Ảnh: Mana. |
Dưới chân núi là rừng Aokigahara, nơi chứa đựng nhiều truyền thuyết. Một trong số đó là rừng có lượng trầm tích sắt lớn, có thể làm vô hiệu hóa la bàn, thiết bị định vị. Do vậy người đi rừng rất dễ lạc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, trường điện từ do sắt gây ra rất yếu, không mấy bị ảnh hưởng đến các thiết bị như dân gian vẫn hay truyền tai nhau.
Theo lời của dân địa phương, người đầu tiên đặt chân lên đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời Minh Trị (1868 – 1911), Phú Sĩ được coi là ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh.
Được đánh giá duyên dáng và hấp dẫn, núi thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật như bức họa nổi tiếng “Nhìn về núi Phú Sĩ” của Hokusai. Ngọn núi này góp mặt và là chủ đề trong nhiều tác phẩm văn chương, nghệ thuật Nhật Bản qua các thời kỳ.
Núi Phú Sĩ cũng là một địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa: các samurai đã dùng chân núi như một điểm tập luyện, gần thị trấn Gotemba ngày nay. Hiện núi Phú Sĩ là một địa điểm du lịch nổi tiếng và lý tưởng cho nhiều du khách yêu thích khám phá.
Phú Sĩ (Fuji) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Cùng với Tate và Haku, Phú Sĩ là một trong “ba núi thánh” của xứ phù tang. Ngày 22/6/2013, núi được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Núi chỉ cách Tokyo khoảng 100 km, vào những ngày đẹp trời, người ở Tokyo có thể nhìn thấy Phú Sĩ sừng sững từ xa. Tháng 7, 8 là thời điểm leo núi đẹp nhất trong năm. Mỗi năm, nơi đây đón khoảng 200.000 người leo núi, 30% trong số đó là khách ngoại quốc. Thời gian lên đỉnh núi khoảng 3-7 tiếng. Du khách nên leo núi vào buổi tối, để đến khi lên đỉnh sẽ gặp lúc mặt trời mọc. |
Anh Minh (theo Livs)
Đón chào xuân Canh Tý 2020, Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Lữ Hành Cuộc Sống Việt (Vietlife Travel) xin trân trọng gửi đến Quý khách hàng thân thiết lời chúc mừng năm mới: “Hạnh Phúc – An Khang – Thịnh ...
Để có thể tiếp tục lưu trú sau thời hạn visa ban đầu, việc xin gia hạn visa cho người nước ngoài, là điều bắt buộc theo luật xuất nhập cảnh Việt ...
Cảm nhận của khách hàng tour Campuchia dịp Tết Đinh Dậu 2018
Tôi đã được đi một chuyến du lịch tuyệt vời nhất, đã biết thêm rất nhiều điều. Kiến thức của tôi đã được nâng cao và hiểu rộng.